PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN ĐỘ HẤP THỤ QUANG
METHODS BASED ON ABSORBANCE
Phương pháp đo ảnh phổ tia UV sử dụng bước sóng hấp thụ quang 260nm
Hấp thụ quang (absorbance) từ hàng thập kỷ trước đã trở thành phương pháp được tin dùng trong định lượng DNA và RNA thông thường. Đây là một phương pháp đơn giản và dễ dàng thao tác vì nó không yêu cầu việc xử lý mẫu phức tạp (ngoại trừ tách DNA) hay đòi hỏi thực hiện phản ứng với các chất khác. Tuy nhiên, nó không đặc hiệu (chỉ có thể thực hiện phép đo axít nucleic tổng số) và rất nhạy với các chất gây nhiễm (contaminants) nên phương pháp này cần DNA phải có độ tinh sạch cao thì phép đo mới thật sự chính xác. Hãy tìm hiểu thêm về độ tinh sạch của DNA, cần thực hiện những thao tác gì để xác định độ tinh sạch này cũng như tầm ảnh hướng của nó tới phép định lượng.
Các mẫu DNA hấp thụ bước sóng 260 nm thường được đo bằng máy quang phổ kế ở thể tích micro (microvolume spectrophotometer), tuy nhiên phép đo cũng có thể được thực hiện bằng máy quang phổ kế sử dụng chậu thủy tinh (cuvette) hoặc máy đọc khay vi thể (microplate reader).
Ở phương pháp này, nồng độ của một chất sẽ được tính theo định luật Beer-Lambert dựa trên độ hấp thụ quang (absorbance) của chất đó. Công thức sau được rút ra từ công thức gốc của định luật:
Tại đó, A = độ hấp thụ quang ở một bước sóng nhất định (absorbance at a given wavelength), Ɛ = độ hấp thụ quang riêng (extinction coefficient), b = độ dày truyền quang (pathlength of the spectrophotometer), c = nồng độ mẫu (concentration of the sample).
Vậy nên, nếu độ dày truyền quang (pathlength) bằng 1 cm, nồng độ mẫu sẽ bằng độ hấp thụ ở 260 nm (độ hấp thụ quang cực đại của axít nucleic) chia cho độ hấp thụ quang riêng (extinction coefficient).
Công thức tính nồng độ DNA
DNA sợi kép có độ hấp thụ quang riêng (extinction coefficient) bằng 0.02 (µg/mL)-1 cm-1, do đó:
Công thức tương tự có thể áp dụng đối với từng độ hấp thụ quang riêng (extinction coefficients) của DNA sợi đơn (độ hấp thụ quang x 37 µg/mL) và RNA sợi đơn (độ hấp thụ quang x 40 µg/mL). Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng công thức này chỉ đúng cho phân tử axít nucleic có khối lượng lớn với tỉ lệ các nucleotit thành phần là tương đối giống nhau, ví dụ như DNA tổng số (genomic DNA), plasmids, vv. Đối với chuỗi oligo nucleotit hay những đoạn phân tử axít nucleic ngắn khác như micro RNA (miRNAs), độ hấp thụ quang riêng (extinction coefficient) phải được tính dựa theo trình tự của đoạn oligo nucleotit.
Các sản phẩm liên quan
Máy quang phổ kế đo thể tích micro Colibri LB 915
Colibri LB 915 Microvolume Spectrophotometer
Máy đọc khay vi thể đa chế độ Tristar 5
Tristar 5 Multimode Microplate Reader
Đĩa µDrop dành cho phép đo thể tích thấp
μDrop Plate for low-volume measurements
Phương pháp diphenylamine (Phương pháp kiểm tra Dische)
Một phương pháp khác dùng để định lượng DNA bằng độ hấp thụ quang đó là phương pháp diphenylamine. Phương pháp này dựa trên phản ứng màu giữa diphenylamine với đường deoxyribose tạo ra sản phẩm là một phức hệ có màu xanh. Tuy nhiên, phương pháp này tiêu tốn rất nhiều thời gian, lại có độ nhạy kém vậy nên không còn trở nên phổ biến trong các phòng thí nghiệm. Nhưng phép đo có thể được thực hiện trong vùng khả kiến ở bước sóng 595 nm bằng đĩa đọc ELISA (ELISA reader) chuẩn nếu không có sẵn dụng cụ tương thích.