MÁY ĐỌC ĐỘ HẤP THỤ QUANG
ABSORBANCE READERS
Hai dòng máy phổ biến nhất được sử dụng trong định lượng nồng độ DNA bằng phương pháp đo độ hấp thụ quang (absorption measurements) đó là máy quang phổ kế đo thể tích micro (microvolume spectrophotometers) và máy đọc khay vi thể hấp thụ quang (absorbance microplate readers).
Máy quang phổ kế đo thể tích micro
Microvolume Spectrophotometer
Trước đây, máy quang phổ kế sử dụng chậu thủy tinh (cuvette spectrophotometer) là lựa chọn duy nhất để định lượng nồng độ DNA bằng phương pháp đo độ hấp thụ quang (absorption measurements). Tuy nhiên, ứng dụng này gặp phải rất nhiều hạn chế do lượng mẫu yêu cầu vào quá cao còn kết quả thu được từ thí nghiệm sinh học phân tử lại có thể tích quá nhỏ. Mặc dù độ nhạy của máy quang phổ kế sử dụng chậu thủy tinh (cuvette spectrophotometer) lại tốt hơn so với máy quang phổ kế đo thể tích micro (microvolume spectrophotometers), lượng mẫu mà nó yêu cầu vào lại quá lớn: 300-400 µL đối với chậu thủy tinh bán micro (semi-micro cuvettes) và 70 µL đối với chậu thủy tinh mang thể tích micro cực thấp (ultra-micro cuvettes). Đột phá thật sự trong ứng dụng ở phương pháp này là sự ra đời của dòng máy quang phổ kế đo thể tích micro (microvolume spectrophotometers) có khả năng đo một lượng mẫu rất nhỏ (thông thường là 1 µL). Do đó, việc sử dụng máy quang phổ kế chậu thủy tinh (cuvette spectrophotometer) không còn trở nên thịnh hành nữa, thay vào đó, máy quang phổ kế đo thể tích micro (microvolume spectrophotometers) trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho thí nghiệm đo độ hấp thụ quang đơn mẫu (single sample absorption measurements).
Định lượng DNA bằng máy quang phổ kế đo thể tích micro (microvolume spectrophotometers) rất đơn giản và dễ dàng thao tác tuy nhiên giữa các lần đo mẫu tuần tự cần một bước ngắn làm sạch bàn đo khá tiêu tốn thời gian nếu số lượng mẫu cần định lượng là lớn. Do vậy, để tiết kiệm thời gian, máy đọc khay vi thể (microplate reader) được khuyên dùng nếu số lượng mẫu cần đo quá lớn.
Máy đọc khay vi thể hấp thụ quang
Microplate absorbance readers
Máy đọc khay vi thể (microplate readers) có thể đo rất nhiều mẫu trong một khoảng thời gian ngắn. Đĩa tiêu chuẩn có hai loại là 96- và 384- giếng nhưng một số máy có thể đọc đĩa lên tới 1536 giếng hay nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, dòng máy này lại bị hạn chế ở khả năng tính toán nồng độ DNA nếu so sánh với máy quang phổ kế đo thể tích micro (microvolume spectrophotometers):
- Nó cần lượng mẫu với thể tích lớn hơn để thực hiện phép đo. Khía cạnh này lại phụ thuộc vào loại đĩa và nhà sản xuất. Khay vi thể có mật độ đĩa càng dày đặc thì lượng thể tích tối thiểu yêu cầu lại càng thấp. Đa số khay vi thể tiêu chuẩn phổ biến (common microplate formats) đều có phiên bản sử dụng thể tích thấp. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, phép đo thực hiện trên khay vi thể (microplates) vẫn cần thể tích lớn hơn gấp nhiều lần so với lượng thể tích cần cho một phép đo trên máy quang phổ kế đo thể tích micro (microvolume spectrophotometers). Bạn sẽ tìm thấy thể tích làm việc tối thiểu (working volume) của các khay vi thể tiêu chuẩn (common microplate formats) trong bảng cuối nằm dưới bài viết này.
- Khay vi thể polystyrene tiêu chuẩn (standard polystyrene microplates) không thể được dùng trong mục đích này bởi nó có khả năng chặn tia UV. Đa số các nhà cung cấp đều có khay vi thể đặc biệt (special microplates) mà tia UV có thể đi xuyên qua. Mặc dù chúng đắt hơn đĩa polystyrene (polystyrene microplates), chi phí đó vẫn phải chăng và thuận tiện hơn nếu so sánh với đĩa thạch anh (quartz microplates) hay đĩa có đáy thạch anh (quartz-bottom microplates).
- Độ dày truyền quang (pathlength) là một nhân tố quan trọng trong phép tính nồng độ DNA (xem phần Các phương pháp định lượng DNA) lại phụ thuộc vào hình dạng giếng (well geometry) và thể tích mẫu (sample volume). Dựa theo công thức tính nồng độ DNA, độ dày truyền quang (pathlength) phải đạt được giá trị bằng 1 cm, do đó tham số chuẩn hóa độ dày truyền quang (pathlength correction) được áp dụng trong các phép đo sử dụng khay vi thể (microplate measurements). Tham số chuẩn hóa độ dày truyền quang (pathlength correction) có thể dễ dàng tính được nhờ phép đo độ hấp thụ quang của mẫu ở 900 và 975 nm.
Khay vi thể sử dụng thể tích micro dành cho định lượng DNA
Microvolume microplates for DNA quantification
Để khắc phục ba vấn đề trên, khay vi thể sử dụng thể tích micro (microvolume microplates) được áp dụng cho phép định lượng DNA. Loại khay vi thể này (microplates) sử dụng lượng mẫu rất nhỏ (thông thường là 2 µL), tia UV có thể truyền qua và có độ dày truyền quang (pathlength) cố định có thể dễ dàng áp dụng vào các phép tính mà không cần bổ sung các phép đo khác. Cho dù nó không mang nhiều vị trí đặt mẫu như khay vi thể tiêu chuẩn (standard microplates) (thông thường chỉ có 16 vị trí thay vì 96 vị trí), đổi lại, ưu điểm của nó lại nằm ở thể tích mẫu và hiệu suất làm việc cao. Để thuận tiện hơn trong quá trình định lượng DNA bằng dòng máy đọc khay vi thể (microplate readers) của Berthold Technologies, chúng tôi cung cấp đĩa µDrop (µDrop plate) với phần mềm MikroWin bao gồm các tệp tham số (parameter files) giúp đơn giản hóa phép đo và tính toán.
Nếu xét tới các dòng máy đọc khay vi thể (microplate reader), vấn đề cần quan tâm duy nhất đó khả năng đo độ hấp thụ quang bằng tia UV xuống tới bước sóng 230 nm (bởi đây là bước sóng được sử dụng để xác định độ tinh sạch của DNA). Máy đọc khay vi thể dựa trên kính lọc (filter-based) hay bộ phận đơn sắc hóa (monochromator-based) đều phù hợp cho ứng dụng này.
